Lê Thảo Linh
Câu 1: Trong truyện Kiều của Nguyễn Du, có 2 đoạn thơ cùng miêu tả cảnh thiên nhiên vào buổi chiều ngày hội thanh minh. + Đoạn thơ tả cảnh: Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang . + Đoạn thơ tả cảnh Thúy Kiều và Kim Trọng: Bóng tà như giục cơn buồn, Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo. Dưới cầu nước chảy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha. a) Nhận xét của em về bức trang phong cảnh tr...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 4 2018 lúc 6:15

- Hai câu thơ : Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

    Thời gian chiều tà thường xuất hiện trong văn học gợi lên nỗi buồn, những điều ảm đạm, hiu hắt.

       + Thời gian chiều tà cũng nhuốm màu tâm trạng bần thần, thẫn thờ của chị em Kiều khi phải chia tay với hội.

       + Cảnh vật và con người cùng chìm trong tâm trạng bâng khuâng khó tả, tâm hồn của con người cũng chuyển điệu cùng tâm hồn, cảnh vật.

    - Cảnh vật như lắng dần, mọi chuyển động đi vào nhẹ nhàng, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất nỗi buồn.

    - Tác giả sử dụng nhiều từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh không những biểu đạt được sắc thái của cỏ cây, cảnh vật lúc hoàng hôn mà còn góp phần thể hiện được tâm trạng của nhân vật.

    - Hai câu thơ cuối, gợi lên nét buồn khó hiểu, mơ hồ, mông lung khi tác giả dùng từ láy “nao nao”.

       + Bút pháp tả cảnh ngụ tình càng nhấn mạnh thêm tâm trạng tiếc nuối, buồn bã khi tan hội.

    ⇒ Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân đã nhuốm màu tâm trạng tiếc nuối, thẫn thờ của chị em Kiều khi tan hội.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 4 2018 lúc 6:32

- Bút pháp tả cảnh của tác giả là bút pháp kết hợp giữa gợi và tả, tả cảnh ngụ tình gợi lên tâm trạng tiếc nuối, thơ thẩn, quyến luyến của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay với hội xuân.

       + Tác giả sử dụng nhiều từ láy vừa gợi tả cảnh sắc vừa nêu bật được tình cảm, tâm trạng của chị em Thúy Kiều.

    - Trong đoạn trích có nhiều đoạn miêu tả thiên nhiên đặc sắc: cảnh ngày xuân, cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh thông qua bút pháp tả và gợi.

Bình luận (0)
kim ngân
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 12 2019 lúc 12:51

Câu thơ “Tà tà bóng ngả về tây” gợi tả thời gian chênh chếch xế chiều, đó là thời gian trong văn học gợi nỗi buồn.

    - Việc tả cảnh hoàng hôn khi cảnh vật đang đi vào hoạt động nghỉ ngơi, tĩnh lặng, dường như con người cũng đi vào trạng thái bâng khuâng, trống trải khó tả.

    - Tâm trạng con người cũng biến chuyển theo sự biến chuyển của thời gian.

    - Buổi chiều sẽ gợi lên trong lòng người tâm trạng buồn man mác.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 6 2017 lúc 15:52

Trong câu thơ “Nao nao dòng nước uốn quanh” tác giả sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình: tả cảnh gắn với tâm trạng con người, tình và cảnh tương hợp, cảnh thể hiện tâm trạng của con người, tâm trạng nhuốm màu lên cảnh vật.

Chị em Kiều khi trở về sau khi tan hội trong sự tiếc nuối, bần thần, bâng khuâng khó tả.

Cảm giác nao nao khó tả đã mở ra vẻ đẹp tâm hồn tha thiết với cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.

Bình luận (0)
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
1 tháng 8 2016 lúc 19:07

Nghệ thuật trong bài Cảnh ngày xuân là:
- Sử dụng nhiều hình ảnh đắt giá, sáng tạo như én đưa thoi, thiều quang chín chục, cỏ non, cành lê.
- Đặc biệt là bút pháp miêu tả :
+ Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên: bức trang xuân tươi đẹp hiện ra chỉ cần điểm vài chi tiết qua cách gợi là chủ yếu. Điều đó coa trong 4 cây thơ đầu.
+ Thủ pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo tập trung trong 6 câu cuối bài khi chị em Kiều du xuân trở về. 
- Ngoài ra còn có 1 hệ thống từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm:
+ Nhiều tính từ cùng từ láy miêu tả cảnh vật đồng thời cho thấy tâm trạng con người: nô nức, gần xa, ngổn ngang, nao nao, tà tà, thanh thanh.
+ Nhiều danh từ ghép: yến anh, tài tử, giai nhân
+ Nhiều động từ: sắm sửa, dập dìu.

Bình luận (1)
Lương Ngọc Anh
1 tháng 8 2016 lúc 19:13

- Những từ láy đó là: tà tà , thơ thẩn , thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.

- Giá trị gợi tả:  Những từ láy gợi lên sự nhạt nhòa của cảnh vật và cũng là sự rung động trong tâm hồn con người : cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui đang tàn và những dự cảm bất an về những điều sắp xảy ra phía trước.

( P/S: Mik cũng đang học Truyện Kiều hihi)

 

 

 

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết

Trả lời :

Từ láy : tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ

Từ ghép: dan tay, tiểu khê, phong cảnh, dòng nước, uốn quanh, dịp cầu, bắc ngang

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Mạnh Tiến
16 tháng 5 2021 lúc 18:14

Từ ghép: dan tay, tiểu khê, phong cảnh, dòng nước, uốn quanh, dịp cầu, bắc ngang

Từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao,nho nhỏ

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Thùy Dương
18 tháng 5 2021 lúc 23:44

- Từ ghép: phong cảnh, dòng nước

- Từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Phương
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 10 2021 lúc 22:49

1. PTBD: Biểu cảm

2.  NDC: Cảnh người đi du xuân trở về

3. Bóng ngả về Tây, phong cảnh thanh thanh, dòng nước uốn quanh, dịp cầu nho nhỏ

4. Yếu tố miêu tả giúp làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh và thời gian lúc hoàng hôn

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 12 2017 lúc 14:00

Các từ láy được sử dụng trong bài: thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ để gợi tả sắc thái cảnh vật cũng như tâm trạng của con người.

Đặc biệt từ láy “nao nao” gợi nên nét buồn khó hiểu, không thể gọi tên.

    + “Thơ thẩn”: tâm trạng nuối tiếc khi tan hội trong sự bần thần, lắng buồn.

→ Cảm giác buồn, bâng khuâng xao xuyến một ngày vui xuân đã hé mở một vẻ đẹp tâm hồn, thiếu nữ tha thiết với vẻ đẹp của tạo vật, niềm vui với cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.

Những từ láy này đã nhuồm màu tâm trạng lên cảnh vật, thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, cảnh tình càng trở nên tương hợp hơn.

Bình luận (0)